Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách chân trời sáng tạo

 Giáo án, kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 sách chân trời sáng tạo bản word được chúng tôi siêu tầm từ các cộng đồng mạng giáo dục và được chọn lọc chỉnh sửa lại phù hợp với nội dung cũng như các tiết dạy trong phân phối chương trình, giáo án trình chiếu POWERPOINT chúng tôi sẽ cập nhật vào đầu năm học 2024-2025 sau đây thầy cô tham khảo nội dung giáo án nhé.

Link dowload: 
Link dowload: dự phòng
                         
                                                     PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG
Nếu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2006 được xây dựng theo định hướng nội dung thì Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.
Chúng tôi quan niệm bên cạnh việc hiểu Chương trình GDPT 2018, hiểu quan điểm biên soạn sách giáo khoa (SGK) của nhóm tác giả, xác định được mục tiêu từng bài học cụ thể trong SGK thì việc thể hiện đúng quan điểm biên soạn để đạt được mục tiêu cụ thể của từng bài học tiến tới đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt (YCCĐ) của Chương trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cách thức và khả năng tham gia hoạt động học tập của HS; trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng sư phạm của giáo viên (GV) cũng như những điều kiện dạy học cụ thể (cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, môi trường ngôn ngữ,…).
1. Mục đích biên soạn 
Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Tiếng Việt lớp 5, bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn với mục đích giới thiệu một phương án thiết kế KHBD các bài trong SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Chân trời sáng tạo và theo Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn cấp tiểu học.
Đồng thời, với nội dung điều chỉnh dành riêng cho GV thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, chúng tôi mong muốn KHBD được sử dụng như cẩm nang hỗ trợ GV trong quá trình soạn bài, lựa chọn phương án dạy học phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của địa phương.
2. Cấu trúc sách
Sách KHBD môn Tiếng Việt lớp 5, bộ sách Chân trời sáng tạo gồm hai phần:
– Phần Hướng dẫn chung: Nêu những vấn đề có tính chất chung như mục đích biên soạn; cấu trúc sách; cấu trúc KHBD; một vài lưu ý trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học; hướng dẫn sử dụng sách trước khi trình bày các phương án thiết kế KHBD từng bài cụ thể.
– Phần Hướng dẫn cụ thể: Trình bày các phương án thiết kế từng bài học trong SGK.
3. Cấu trúc kế hoạch bài dạy
Có nhiều hình thức trình bày KHBD. Tuy nhiên, cho dù chọn trình bày KHBD theo hình thức nào cũng cần thể hiện được các nội dung chính sau:
– YCCĐ.
– Đồ dùng dạy học.
– Chuỗi các hoạt động học.
+ Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học.
+ Sản phẩm học tập mong muốn (chú trọng tới phẩm chất, năng lực được hình thành) 
và phương pháp, hình thức đánh giá sản phẩm học tập.
– Phần điều chỉnh sau bài dạy.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Một KHBD bao giờ cũng được bắt đầu bằng việc xác định YCCĐ. Có nhiều cách trình bày YCCĐ của một bài dạy. Theo Chương trình GDPT 2018, nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm chọn cách trình bày YCCĐ theo phẩm chất và năng lực. Nhóm tác giả sách giáo viên (SGV) Tiếng Việt 5, bộ sách Chân trời sáng tạo chọn cách trình bày YCCĐ của từng hoạt động. Mỗi cách trình bày mục tiêu đều có ưu điểm riêng. 
Thực tế cho thấy, tất cả các bài học và hoạt động học tập đều đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cũng như các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Vì vậy, cách viết này không được hiểu là bài học không hướng tới các YCCĐ về phẩm chất và các năng lực chung, mà chỉ nhằm mục tiêu giản lược những YCCĐ “đương nhiên” mỗi bài học góp phần thực hiện. Để thống nhất với SGV, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô trong quá trình sử dụng sách, KHBD môn Tiếng Việt lớp 5, bộ sách Chân trời sáng tạo chọn cách trình bày YCCĐ theo hoạt động.
Theo đó, YCCĐ cho mỗi bài học thuộc các chủ điểm được trình bày thường gồm các phần:
1. Khởi động
Nêu, kể tên, nói, chia sẻ, trao đổi, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, chơi trò chơi, giải đố, thi,... về nội dung liên quan tới văn bản đọc. 
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Đọc
– Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
– Đọc thành tiếng (đọc đúng và đọc diễn cảm); hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc; học thuộc lòng (đối với văn bản thơ).
– Thực hành đọc mở rộng, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ về bài đọc theo chủ đề và gợi ý thể loại (bài 3 và bài 7).
2.2. Luyện từ và câu (bài 1, bài 3, bài 4, bài 5, bài 7 và bài 8)
YCCĐ ở hoạt động này được trình bày gắn với nội dung dạy học cụ thể, gắn với các mạch kiến thức tiếng Việt được Chương trình quy định:
– Ngữ âm và chữ viết:
+ Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
– Từ vựng:
+ Vốn từ theo chủ điểm.
+ Từ điển: Cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.
+ Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng.
+ Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”.
+ Từ đồng nghĩa: Đặc điểm và tác dụng.
+ Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.
– Ngữ pháp:
+ Đại từ và kết từ: Đặc điểm và chức năng.
+ Câu đơn và câu ghép: Đặc điểm và chức năng.
+ Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu), dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng).
– Hoạt động giao tiếp:
+ Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: Đặc điểm và tác dụng.
+ Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: Đặc điểm và tác dụng.
2.3. Nói và nghe (bài 2 và bài 6)
YCCĐ ở hoạt động này được trình bày dựa vào sự cụ thể hoá một hoặc một số YCCĐ được Chương trình quy định và nội dung dạy học cụ thể:
– Nói:
+ Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng) cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
+ Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.
+ Biết dựa trên gợi ý để giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.
– Nghe:
+ Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
+ Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.
– Nói, nghe tương tác:
Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại; biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.
2.4. Viết 
YCCĐ ở hoạt động này được trình bày dựa vào sự cụ thể hoá quy trình gắn với từng kiểu bài cụ thể:
– Quy trình viết:
+ Biết viết theo các bước: Xác định mục đích và nội dung viết (Viết để làm gì? Về cái gì?); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
+ Viết được đoạn văn, bài văn, văn bản; thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.
– Thực hành viết:
+ Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.
+ Viết được bài văn tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ 
gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.
+ Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
+ Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).
+ Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.
3. Vận dụng
Thực hành hoạt động học tập vận dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị qua bài học vào giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc một vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống.
Lưu ý: YCCĐ cho mỗi tiết ôn tập được trình bày gồm các yêu cầu nhỏ, cụ thể, gắn với từng hoạt động của tiết học.
Trên thực tế, GV có thể căn cứ vào các YCCĐ của môn học, điều kiện thực tiễn của địa phương và đối tượng HS để linh hoạt điều chỉnh các yêu cầu sao cho phù hợp với HS lớp mình giảng dạy ở các giai đoạn học tập khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chúng tôi chia đồ dùng dạy học thành đồ dùng của GV và đồ dùng của HS. Nhiều đồ dùng dạy học có tính chất bắt buộc, gắn với đặc trưng, được sử dụng ở hầu hết các giờ học Tiếng Việt có thể không được kê ra cụ thể, chi tiết. GV cần xác định đồ dùng dạy học sử dụng cho mỗi bài dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đối tượng HS. Đồ dùng cần dễ làm, dễ chuẩn bị, dễ sử dụng và có hiệu quả nhất định đối với mỗi bài dạy.
1. Giáo viên
– Tranh ảnh minh hoạ trong SGK phóng to hoặc các file ảnh gốc sử dụng trên máy tính, màn hình, bảng thông minh,...
– Thẻ từ, thẻ câu, bảng phụ,…
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác/…
– Tệp âm thanh, hình ảnh, video clip,…
– ...
2. Học sinh
– Tranh, ảnh liên quan tới nội dung bài học. 
– Văn bản đọc mở rộng, Nhật kí đọc sách,...
– ...
Ngoài ra, ở mỗi chủ điểm hoặc bài học, chúng tôi cũng chú trọng tới những thiết bị dạy học GV tự làm, HS tự chuẩn bị để mang tới lớp, phù hợp với nội dung bài và chuỗi hoạt động học gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phần này nhóm tác giả trình bày theo từng bài học (có gợi ý phân chia tiết học). Tuy nhiên, sự phân chia các tiết và gợi ý thời gian tổ chức từng hoạt động học chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tế của địa phương, GV có thể linh hoạt phân phối thời gian cho các hoạt động trong một bài học
Nhóm fabook giáo viên tiểu học : https://www.facebook.com/groups/1154582248602913

Giáo án chân trời sáng tạo lớp 5 bản word                                  

- Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 chân trời sáng tạo
                               
Mời quý thầy cô tham khảo một số tài lệu phục vụ cho công tác giảng dạy

Tổng hợp đề thi trạng nguyên tiếng việt

Sách giáo khoa lớp 4



Mới hơn Cũ hơn